Động cơ disel là động cơ đốt trong do quá trịnh hoạt động của piston khi đi đến điểm chết. Áp suất không khí được nén tới mức cao và sinh ra lửa đốt cháy động cơ giúp xe khởi động. Khác với động cơ xe máy xăng được đánh lửa bằng bộ đánh lửa riêng là bugi.
Ưu điểm của động cơ diesel là hiệu suất động cơ cao hơn, nhiên liệu rẻ tiền hơn so với máy xăng, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, đặc biệt trong ngành giao thông vận tải thủy và vận tải bộ. Động cơ Diesel do một kỹ sư thiên tài tên là Rudolf Diesel phát minh ra vào năm 1892 tại Đức. Chu trình làm việc của động cơ cũng được gọi là chu trình Diesel.
>>> Xem thêm: Thông số nhớt xe ô tô và kinh nghiệm chọn nhớt phù hợp với động cơ
Nguyên lý hoạt động của máy diesel được chia ra thành 2 loại gồm động cơ diesel 4 thì và diesel 2 thì.
Quá trình sinh ra lửa hay chính xác hơn gọi là quá trình sinh công động cơ trải qua 4 giai đoạn gồm:
Khi khởi động máy, trục khuỷa sẽ chuyển động kéo theo piston từ điểm chết trên đi xuống dưới. Đồng thời, xupap nạp mở và xupap thải đóng lại. Xylanh hút không khí từ bên ngoài vào trong thông qua xupap nạp vào động cơ để chuẩn bị cho quá trình nén không khí.
Piston sẽ di chuyển lên xuống trong suốt quá trình và khi piston di chuyển tới điểm chết trên, đồng thời xupap nạp và thài đều đóng kín, lúc này không khí bên trong xilanh bị nén áp suất đạt tới 30kg/cm (nhiệt độ đạt từ 500-800 độ C).
Không khí trong xylanh được hút từ trước sẽ bị đẩy vào buồng đốt phụ. Cuối quá trình nén, kim phun sẽ thực hiện phun nhiên liệu vào buồng đốt phụ với áp suất rất cao để tạo thành quá trình tự đánh lửa (nhiên liệu bốc cháy).
Áp suất trong buồng đốt phụ lúc này tăng nhanh và bị đẩy ra buồng đốt chính. Ở buồng đốt chính nhiên liệu lại cùng với không khi tiếp xúc trộn lẫn tiếp tục đốt cháy tiếp. Cháy sẽ tạo ra 1 áp suất rất lớn đẩy piston di chuyển và truyền công suất qua trục khuỷa tới động cơ giúp máy hoạt động.
Piston di chuyển từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, lúc này xupap nạp sẽ đóng lại và xupap thải mở ra. Khi piston chạm đỉnh chết trên khí cháy trong xilanh được thải ra ngoài qua xupap thải. Sau đó piston lại di chuyển từ điểm chết trên xuống dưới lặp lại quá trình nạp và chu kỳ thứ 2 được tái diễn lại.
Động cơ 2 thì là phương pháp để tạo ra động cơ hoạt động mạnh mẽ. Quy trình này được rút ngắn hơn so với quá trình 4 chu kỳ của động cơ 4 thì.
Vì quá trình này nên động cơ diesel thường ồn hơn động cơ máy xăng.
Xe động cơ máy dầu diesel cần phải được quan tâm bảo dưỡng kỹ hơn rất nhiều so với máy xăng, chi phí sửa chữa cũng mắc hơn. Nên thay dầu động cơ máy dầu thường xuyên để giúp xe khởi động dễ dàng và chạy bốc hơn. Tuy nhiên ưu điểm là giá nhiên liệu máy dầu diesel rẻ hơn so với xăng.