Từ năm 2009 xe điện bắt đầu được giới thiệu và các nhà sản xuất mơ ước về một nơi ngập tràn toàn xe chạy bằng điện. Nhưng thực tế sau đó rất phũ phàng, mọi thứ đều trở nên mờ nhạt. Mơ ước ngành công nghiệp xe điện quay trở lại mạnh mẽ vào năm 2016 khi tiêu chuẩn khí thải CO2 mới được công bố. Tiêu chuẩn khí thải EU5 thực sự rất khắt khe đòi hỏi các nhà sản xuất phải cải tiến công nghệ động cơ nếu không muốn nhận hình lên tới hàng trăm triệu đô la. Vậy xe điện ra đời phải chăng do động cơ đốt trong thực sự đã hết thời?
Điều luật về tiêu chuẩn khí thải CO2 đã khiến cho các nhà sản xuất quay trở lại việc nghiên cứu xe điện một cách nghiêm túc và quyết liệt hơn. Thêm vào đó, Anh và Pháp là 2 quốc gia đã đưa việc cấm xe chạy bằng xăng và dầu diesel từ năm 2040, mặc dù vẫn là thảo luận và tương lại khó đoán trước được.
Elon Musk, CEO của Tesla (Mỹ) đi tiên phong và là ngòi nổ quan trọng trong công cuộc sản xuất nhiều dòng xe ô tô động cơ chạy bằng điện. Không chỉ là xe ô tô 4 chỗ mà Tesla cũng cho ra đời dòng xe bán tải chạy bằng động cơ điện.
Theo nhận định của trang tin CNN, Bloomberg, ngành công nghiệp ô tô đang đứng trước bước rẽ cực kỳ quan trọng ảnh hưởng sự phát triển trong tương lai của ngành công nghiệp nặng này.
Động cơ đốt trong của những mẫu xe hiện nay vẫn không thể thay thế hoàn toàn 100% được bởi rất nhiều vấn đề thiết yếu liên quan.
Nguồn năng lượng điện dân dụng có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu sử dụng quá nhiều, số lượng xe điện càng lớn nguồn điện cung cấp càng cần nhiều. Nguồn cung trở thành vấn đề đau đầu cho các quốc gia, đặc biệt các quốc gia sở hữu nhiều thiết bị chạy bằng điện.
Vấn đề thứ 2 chính là đầu tư thay đổi cơ sở hạ tầng. Nếu động cơ máy xăng và động cơ dầu diesel bị khai tử sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của một đất nước. Cơ sở hạ tầng phải thay đổi, cơ cấu ngành nghề liên quan thay đổi, công nghệ lắp ráp sản xuất thay đổi, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, nhiên liệu không đơn thuần là dầu động cơ diesel hay dầu động cơ máy xăng nữa, phụ tùng, linh kiện kỹ thuật đi theo cũng buộc phải hủy bỏ hoàn toàn. Đây là bài toán cần 1 nguồn chi phí khổng lồ để thực hiện và duy trì.
Theo phát ngôn của ông Robert Davis - phó chủ tịch cấp cao của Mazda cho biết rằng mọi người đang quá lo lắng về viễn cảnh động cơ đốt trong bị hết thời. Song song đó Mazda vẫn tiếp tục theo đuổi con đường của mình với động cơ xăng và diesel. Cũng theo phát biểu của giám đốc điều hành Công ty tư vấn năng lượng DNV GL Ditlev Engel, tốc độ tiêu thụ thực tế hiện nay cho thấy xe ô tô điện vẫn không thể thay thế cho động cơ xe truyền thống hiện tại được.
Giáo sư kỹ thuật cơ khí thuộc Viện công nghệ Massachusetts, ông Johnny Heywood, đã có 1 dự đoán rất cụ thể về tỷ trọng của các loại động cơ. Ông nhận định năm 2050 sẽ có khoảng 60% ôtô sử dụng động cơ đốt trong, kết hợp với hybrid hoặc bộ tăng áp. Dòng xe chạy điện hoàn toàn chỉ chiếm khoảng 15%.
Việc sử dụng động cơ chạy bằng điện, hybrid sẽ tác động tích cực tới môi trường là điều hiển nhiên và động cơ đốt trong cũng nên thay đổi theo hướng tích cực cho môi trường sống.
Các hãng xe lớn trên toàn cầu cũng đã tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại nhất vào sản xuất động cơ xe. Để hạn chế tối đa việc xả khí thải ra ngoài môi trường thì việc kết hợp công nghệ của sản xuất ô tô điện cũng là một ý tưởng rất hay.
Dầu động cơ diesel hay dầu động cơ máy xăng cũng cần được nâng tầm và cải tiến công nghê pha chế để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn khí thải EU5. Phân chia cấp bậc dầu nhớt đã tới lúc cần thêm vào vài chỉ số cho phù hợp. Mức cao hiện nay cho dầu nhớt máy xăng là API SN Plus của thương hiệu dầu nhớt Super S.
SN Plus hiện tại đáp ứng rất tốt cho các mẫu xe ô tô cao cấp có công nghệ tiên tiến, hạn chế khí thải ra môi trường sống, kéo dài tuổi thọ động cơ, bôi trơn hiệu quả giúp giảm nguy cơ xe thải ra khí đen khi chạy.